Địa lý Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh

Xã Bình Thạnh nằm ở phía nam huyện Cao Lãnh, cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 18 km về phía nam, có vị trí địa lý:

Xã Bình Thạnh có diện tích 31,44 km², dân số năm 1999 là 20.132 người[1], mật độ dân số đạt 642 người/km².

Bình Thạnh là một xã nổi (đất Cồn) giữa sông Tiền thuộc huyện Cao Lãnh.

Điều kiện tự nhiên

Xã Bình Thạnh là một xã nằm giữa sông Tiền. Hay còn gọi là cồn Bình Thạnh. Xã hình thành do phù sa dồi dào từ sông Tiền bồi đắp nên, do đó rất tốt cho cây ăn trái. Người dân trong xã còn đầu tư vào nuôi cá ba sa, cá tra, cá điêu hồng để xuất khấu. Xã Bình Thạnh có một khu cho doanh nghiệp kinh doanh thủy sản thuê từ rất lâu, được bà con trong xã gọi là "Thủy Sản".

Khí hậu

Xã Bình Thạnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng cơ bản sau:

  • Nắng nhiều (2.710 giờ/năm) nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,3 °C–32,8 °C, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn, rất thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.
  • Lượng mưa bình quân hàng năm thấp (1.332 mm chỉ bằng 70% lượng mưa năm của Thành phố Hồ Chí Minh) và chia làm hai mùa rõ rệt:
    • Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, đặc biệt các tháng mưa lớn trùng với các tháng mùa lũ đã xảy ra tình trạng nước lũ dâng cao ở sông rạch và ngập úng trong đồng ruộng do mưa lớn tại chỗ. Riêng khu vực nằm trong những ngày mưa lớn thường kèm theo lốc xoáy.
    • Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa của năm. Trong những tháng này các cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.

Thủy văn

Chế độ thủy văn trên sông rạch thuộc địa bàn huyện chịu sự tác động của 3 yếu tố là: chế độ thủy triều biển Đông; chế độ dòng chảy của sông Tiền; chế độ mưa tại chỗ. Có thể chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa kiệt:

  • Mùa lũ: Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, lũ từ sông Mê Kông đổ về cộng với mực nước dâng cao do triều cường làm cho sự chênh lệch mực nước thấp nên khả năng thoát nước lũ kém. Thời gian lũ lớn đối với huyện thường duy trì trong 3 tháng (8,9,10), đỉnh lũ cao nhất năm 2000 là 2,95 m hầu hết diện tích tự nhiên khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp ngập ở độ sâu 2-2,5 m, khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp đến kênh số 1 ngập ở độ sâu 1,5–2 m và khu vực phía Nam kênh số 1 ngập từ độ sâu 1-1,5 m.
  • Mùa kiệt: Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh triều hầu như thấp hơn các cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bươm tưới để tưới bổ sung nước cho cây trồng.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Tiền chảy qua, sông Cần Lố, kênh An Phong - Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp, Cái Bèo, Kênh số 1,... nên khá phong phú thuận lợi cho việc phát triển cây trồng - vật nuôi, vận chuyển hàng hóa.